Trên các chuyên trang chăm sóc sức khỏe, không khó để tìm kiếm nguyên nhân gây ra rụng tóc, hói đầu. Tuy nhiên, lời giải đáp đưa ra vẫn chưa làm hài lòng số đông mọi người. Bài viết dưới đây sẽ “bóc mẽ” chi tiết nhất những nguyên nhân hói đầu để bạn hiểu thêm và chứng bệnh này và sớm tìm cách khắc phục triệt để.
Bệnh hói đầu là gì?
Trước khi đi vào vấn đề chính đâu là nguyên nhân hói đầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh này là gì ? Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều, tạo ra những mảng trống trơn không mọc tóc trên da đầu. Đây là một trong những nỗi lo phổ biến không chỉ của nam giới mà cả các chị em. Ở nam giới khi đến tuổi trung niên phần lớn có khả năng bị hói đầu. Tuy nhiên, ngày nay cũng không ít người bị hói đầu từ rất sớm (20-30 tuổi).
Các kiểu rụng tóc dẫn tới hói đầu như:
- Kiểu chữ M: Tóc rụng ở 2 bên thương, tiến vào trong tạo thành hình chữ M.
- Kiểu chữ U: Tóc rụng cả phần trán rồi ăn sâu vào đỉnh đầu, tạo thành hình chữ U hay hình móng ngựa.
- Kiểu chữ O: Tóc rụng ở phần đỉnh đầu tạo thành vùng hói hình tròn như chữ O.
Đối với những ai bị hói đầu, tuy không gây nguy hiểm nhưng nó lại là rào cản trở ngại tâm lý, khiến mái tóc trở nên mất thẩm mỹ. Đôi khi, trong vài trường hợp, tình trạng bệnh sẽ trở nên cực đoan hơn nếu không được điều trị kịp thời. Rất có thể hói gần như toàn bộ đầu hay rụng lông toàn thân.
Điểm danh những nguyên nhân hói đầu thường gặp nhất
-
Yếu tố di truyền
Một trong những “thủ phạm” gây ra chứng hói đầu là do di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc, hói đầu thì khả năng cao những đứa con ngay từ khi sinh ra cũng mang gen “ít tóc”. Trong sinh học, chứng hói đầu là tính trạng trội nên khả năng di truyền là rất cao. Không sớm thì muộn người con cũng bị rụng tóc với các cấp độ khác nhau.
-
Rối loạn nội tiết
Rối loạn hoặc suy giảm nội tiết tố cũng là nguyên nhân hói đầu sớm ở cả nam giới và nữ giới.
- Ở nam giới: Rối loạn nội tiết tố khiến nồng độ DHT trong máu tăng cao, tác động xấu tới các nang tóc khiến chúng co lại. Ngoài ra, lớp màng bảo vệ da đầu dày hơn, tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dễ gãy rụng và khó mọc lại.
- Ở nữ giới: khi bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh, sau sinh, sử dụng thuốc tránh thai hoặc gặp phải vấn đề khiến lượng nội tiết tố xáo trộn. Nếu suy giảm nội tiết tố quá mạnh, hormone ức chế sẽ sản sinh nhiều hơn khiến tóc bị rụng nhiều.
-
Bệnh lý
Nếu bạn bị nấm da, nhiễm khuẩn thì nang tóc cũng sẽ bị viêm, sưng hoặc khô. Tóc không thể phát triển tốt và nhanh chóng gãy rụng. Ngoài ra, một số người đang hóa trị, xạ trị ung thư, dùng thuốc bổ trợ thần kinh, chống suy nhược, tiểu đường… cũng khiến tóc rụng nhanh.
-
Stress
Nhiều người nghĩ căng thẳng, stress không liên quan gì đến mái tóc. Điều đó là sai lầm. Khi bạn chịu áp lực, cơ thể sẽ sản sinh ra một số hormone ức chế, ngăn cản quá trình phát triển tự nhiên của tóc. Nó có thể làm chậm hoạt động trao đổi chất của cơ thể và dẫn tới rụng tóc.
-
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Để có một mái tóc chắc khỏe từ bên trong, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu protein, sắt, omega – 3, biotin, vitamin A, B7, C, E… hoặc một số chất cần thiết khác cho sự phát triển của tóc.
-
Thói quen xấu
Những thói quen sai lầm như lạm dụng hóa chất tạo kiểu, dùng dầu gội nhiều hóa chất, cào gãi da đầu, chà xát tóc quá mạnh, tật nhổ tóc, để tóc ướt khi ngủ, dùng máy sấy ở nhiệt độ cao, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vật dụng (mũ bảo hiểm, chăn gối,…) không sạch sẽ… Tất cả, đều khiến tóc dễ gãy rụng. Lâu dần, tóc thưa mỏng, lộ rõ da đầu, hói trước trán, 2 bên trán, đỉnh đầu hoặc đường ngôi giữa,…
Điều trị hói đầu không phải dễ dàng một sớm một chiều là có thể chữa khỏi. Những cách dân gian như sử dụng tinh dầu, gừng tươi, hành tây,… đều không có tác dụng trong trường hợp này. Với thuốc mọc tóc Đông tây y hay áp dụng phương pháp chiếu laser, tiêm huyết tương thì tùy cơ địa từng người. Có thể tóc con mọc ra nhưng ngưng dùng thuốc tóc vẫn rụng trở lại.
Cấy tóc tự thân ra đời là giải pháp ưu việt nhất khắc phục mọi nhược điểm của các phương pháp trị hói đầu hiện nay. Có thể khắc phục nguyên nhân hói đầu sớm, hói lâu năm, sẹo trên da đầu không thể mọc được tóc, thậm chí điều chỉnh đường chân tóc hài hòa với gương mặt. Phương pháp này có độ an toàn cao, tỷ lệ hồi phục lên đến 95%. Bạn sẽ có diện mạo hoàn toàn mới chỉ sau một lần cấy tóc duy nhất.
Trên đây là tổng hợp một số nguyên nhân hói đầu thường gặp nhất để bạn tham khảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị chứng bệnh này, có thể liên hệ:
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế
Cơ sở 1: Số 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 024 3678 1111
Cơ sở 2: Số 260 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM.
Hotline: 028 3983 3333
Có thể bạn quan tâm: