024 3678 1111
8h00 - 17h

Phòng khám cấy tóc hàng đầu Việt Nam

DHT là gì và ảnh hưởng ra sao tới rụng tóc?

DHT là viết tắt của Dihydrotestosterone Hormone – một loại hormone sinh dục nam được chuyển hóa từ Testosterone. DHT có vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm nam tính như giọng nói, cơ bắp và lông râu tóc. Việc thừa hoặc thiếu loại hormone này đều có thể gây ra một số rối loạn trong cơ thể. Đặc biệt hói đầu là một trong những hậu quả thường gặp do thừa loại hormone trên.

1. Hormone Dihydrotestosterone (DHT) là gì?

Dihydrotestosterone, viết tắt là DHT, là hormone sinh dục nam tồn tại trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn, và tuyến tiền liệt. Hormone Dihydrotestosterone được chuyển hoá từ testosterone thông qua enzym 5-alpha-reductase (5-AR) và có độ hoạt hoá mạnh hơn testosterone.

Dihydrotestosterone đảm nhận nhiều vai trò khác nhau qua các giai đoạn phát triển của con người. Đối với thai nhi, DHT có vai trò quan trọng trong việc kích thích hình thành dương vật và tuyến tiền liệt.

Ở tuổi dậy thì, DHT cùng với testosterone có tác dụng hình thành đặc điểm phân biệt giới tính, trong đó đặc trưng nhất là giọng nói, khối lượng cơ, mật độ lông, sự phát triển cơ quan sinh dục, phân bổ chất béo, thúc đẩy sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản.

DHT thúc đẩy sự phát triển râu, lông ngực… kích thích các nang lông phát triển và tạo ra những sợi lông dày và đậm. Tuy nhiên khi DHT kết hợp với các thụ thể ở nang tóc, nó sẽ làm teo nhỏ nang tóc dần dần. Điều này khiến tóc mọc yếu, ngắn hơn và dễ gãy rụng. Đây là lý do nam giới có nhiều lông cơ thể và tóc ngắn hơn phụ nữ.

2. Nồng độ dihydrotestosterone cao gây hói đầu?

Hơn 95% trường hợp hói đầu ở nam giới đều có liên quan đến hormone dihydrotestosterone (DHT). Thậm chí, có tới 25% nam giới bắt đầu đối mặt với vấn đề rụng tóc này ngay từ trước tuổi 21.

Khi nồng độ DHT tăng cao, chúng sẽ liên kết số lượng lớn vào các nang tóc, khiến nang tóc yếu và teo nhỏ dần. Không chỉ vậy, DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến chân tóc bị bít tắc và yếu đi.

Ở độ tuổi trung niên, khi lượng testosterone giảm dần, sự mất cân bằng giữa DHT và testosterone càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này khiến DHT “thừa cơ hội” tấn công tóc nhiều hơn, gây ra tình trạng rụng tóc nghiêm trọng.

Không chỉ nam giới, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này khiến nồng độ DHT và testosterone mất cân bằng, gây rụng tóc nhiều.

DHT làm rụng tóc

3. Nồng độ dihydrotestosterone thấp gây tác hại gì?

Nồng độ dihydrotestosterone thấp trong cơ thể cũng có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới.

Cụ thể, dihydrotestosterone thấp có thể gây chậm phát triển bộ phận sinh dục, nữ hóa tuyến vú, làm tăng nguy cơ mắc khối u tuyến tiền liệt và phân phối chất béo không đều trong cơ thể.

Nhiều người cho rằng cứ giảm nồng độ DHT là sẽ giảm rụng tóc. Sự thật là dihydrotestosterone giảm quá mức sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày nặng nề hơn rụng tóc rất nhiều. Vì vậy, những ai có nhu cầu tăng sinh tóc cần chuyên gia tư vấn và theo dõi kỹ lưỡng tránh hậu quả phát sinh. Tuyệt đối không dùng thuốc hay thực phẩm chức năng hỗ trợ một cách bừa bãi

4. Khắc phục hói rụng tóc do dihydrotestosterone (DHT)

Ngăn ngừa rụng tóc có nhiều phương pháp khác nhau, điểm chung của những phương pháp này là đều phát huy tác dụng dựa trên 1 trong 2 cơ chế là ngăn cản DHT liên kết với thụ thể 5-AR hoặc ức chế sản sinh DHT trong cơ thể.

  • Finasteride: Finasteride là loại thuốc kê theo đơn với công dụng ngăn DHT liên kết với các thụ thể 5-AR nhằm chống rụng tóc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách, vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng theo đơn của bác sĩ.
  • Minoxidil: Minoxidil là thuốc có tác dụng giãn mạch tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng hơn đến các nang tóc nhằm kích thích mọc tóc. Thuốc minoxidil được bán không theo đơn nên có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc, nó cũng được bán dưới nhiều dạng khác nhau như dạng xịt, serum, uống, bôi.
  • Biotin: Biotin hay còn gọi vitamin H, là một dạng vitamin tự nhiên của cơ thể có tác dụng duy trì và tăng cường nồng độ keratin có trong tóc, móng và da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của nó trong việc kích thích mọc tóc và hạn chế rụng tóc. Biotin có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng hoặc các loại thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng.
  • Vitamin B12 và B6: Thiếu hụt vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6 và B12 có thể gây rụng tóc. Bổ sung vitamin B6 và B12 có thể giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng các nang tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.13 Best DHT Blocker Foods to Fight Hair Loss and for Healthy Hair Growth –  Formen Health

Hói đầu do dihydrotestosterone không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cơ thể rối loạn DHT. Do đó, bạn nên bổ sung các chất cần thiết và dinh dưỡng thông qua đường ăn uống để hạn cải thiện tình trạng trên.

Tin liên quan

Test nang tóc miễn phí và nhận ưu đãi hấp dẫn của tháng này!

Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
popup ưu đãi